Nhiều cử nhân lúng túng khi viết hồ sơ xin việc

Thứ sáu - 25/07/2025 04:17
Tưởng chừng việc viết CV là bước đơn giản nhất khi đi xin việc, nhưng với không ít sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, đây lại là rào cản lớn khiến họ lỡ mất cơ hội phỏng vấn, dù điểm số tốt và ngành học phù hợp.

Gửi hàng chục CV nhưng không ai phản hồi
Phan Thị Thanh Loan, tốt nghiệp loại giỏi từ một trường đại học danh tiếng, chia sẻ rằng trong 4 tháng qua cô đã nộp hồ sơ cho hơn 50 công ty, chủ yếu ở các vị trí phổ thông như nhân viên kinh doanh hay marketing. Thế nhưng kết quả cô nhận lại là sự im lặng.

“Chưa từng ai chỉ cho mình cách viết CV, mình chỉ lên mạng tải mẫu về, rồi thay thông tin. Lúc đầu nghĩ không có kinh nghiệm nên không được gọi, nhưng bạn bè mình cũng chưa đi làm mà vẫn được phỏng vấn. Mình bắt đầu nghi ngờ chính CV là lý do”, Loan nói.

Loan kiểm tra email hàng ngày nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Có lúc cô muốn bỏ cuộc, đi làm thời vụ và chuyển hướng nghề nghiệp.

CV kém thu hút vì thiếu kỹ năng trình bày
Phạm Đăng Hồng Minh, hiện làm chuyên viên truyền thông, từng mất 6 tháng tìm việc trước khi điều chỉnh lại CV. Anh kể: “Gửi đi 30 chỗ không ai trả lời. Một chị nhân sự quen xem và nói CV của mình như bảng điểm, không có gì đặc biệt. Mình bắt đầu viết lại cụ thể hơn: mô tả rõ các việc đã làm, kết quả đạt được. Sau đó gửi 5 chỗ thì 3 nơi gọi ngay”.

Tương tự, một sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật cho biết gặp khó khăn trong việc viết CV vì không biết cách trình bày phần kinh nghiệm. “Em viết đi viết lại, toàn phải xé bỏ. Em không biết viết sao cho nổi bật vì ngành kỹ thuật không giỏi văn, lại ít hoạt động thực tế”.

Thiếu kỹ năng viết CV từ khi còn ngồi ghế giảng đường
Khảo sát từ nhiều sinh viên mới ra trường cho thấy phần lớn đều chưa từng được học cách viết CV. Điều này khiến họ lúng túng khi bước vào thị trường lao động.

Ông Nguyễn Đại Dương, chuyên gia nhân sự, nhận định: “Nhiều bạn trẻ không được hướng dẫn bài bản nên tự tra mạng và bị cuốn theo các mẫu lan truyền thiếu chọn lọc. Khi phỏng vấn thì vòng vo, không dám thể hiện điểm mạnh thật sự”.

Sai lầm phổ biến và cách khắc phục bằng AI
Bà Lê Thị Bích Nga, nhà sáng lập một công ty tuyển dụng, cho biết các lỗi phổ biến trong CV hiện nay gồm:

  • Kỹ thuật trình bày yếu: dùng định dạng không tương thích với hệ thống lọc tự động (ATS), font chữ lộn xộn, sai chính tả, thiếu các mục cơ bản.

  • Nội dung mờ nhạt: không nêu được thành tựu cụ thể, thiếu chiều sâu chuyên môn, không kể được “câu chuyện nghề nghiệp”.

  • Thiếu điểm nhấn: không có giải thưởng, chứng chỉ, dự án hay hoạt động nổi bật khiến CV không đủ sức cạnh tranh.

Bà Nga khuyến khích ứng viên sử dụng công cụ AI để chấm điểm CV, giúp phát hiện lỗi và điều chỉnh phù hợp với từng ngành. “Tối ưu CV không phải để đánh lừa hệ thống, mà để chứng minh bạn thực sự nghiêm túc với nghề nghiệp”, bà nhấn mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Nguyễn Thị Kim Hường: Người thầm lặng kiến tạo giá trị, vững bước cùng Luật Nguyễn

Trong bất kỳ tổ chức nào, bên cạnh những người trực tiếp "ra trận" tạo nên doanh thu, còn có những "kiến trúc sư thầm lặng" xây dựng nên nền móng vững chắc. Tại Luật Nguyễn, người ta thường nhắc đến những luật sư dày dạn kinh nghiệm, nhưng ít ai biết về Nguyễn Thị Kim Hường – một trong những...

DỊCH VỤ LUẬT NGUYỄN
Thăm dò ý kiến

Bạn tìm thấy chúng tôi từ đâu ?

BANNER DOC
BANNER DOC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây