Hiện nay, người dân vẫn còn nhiều băn khoăn khi chuyển sang sử dụng xe điện do mạng lưới trạm sạc còn thưa thớt. Ghi nhận tại TP.HCM cho thấy ngay cả ở khu vực trung tâm hay các chung cư đông dân cư, việc tìm được điểm sạc điện cho cả ô tô lẫn xe máy điện vẫn rất khó khăn.
Chị Ngọc Anh, một cư dân sống tại phường Bình Thạnh, chia sẻ: "Bãi xe chung cư không cho sạc xe điện, các bãi xe tư nhân gần đó cũng không nhận xe điện vì không có điều kiện kỹ thuật. Tìm được trạm sạc gần nhà gần như là không thể".
Không chỉ người dân, các tài xế công nghệ – nhóm đối tượng được khuyến khích chuyển đổi đầu tiên – cũng gặp không ít trở ngại. “Muốn đổi sang xe điện, nhưng nghĩ đến việc phải tự tìm nơi sạc mỗi ngày là nản,” anh Hoàng Tuấn, tài xế giao hàng nói. Với khoảng 400.000 shipper tại TP.HCM, câu hỏi “sạc ở đâu?” đang là rào cản lớn nhất cho công cuộc chuyển đổi.
Theo đề án của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS), thành phố hiện có khoảng 600 điểm sạc công cộng, chỉ đáp ứng chưa tới 10% nhu cầu trong tương lai gần. Mục tiêu đặt ra là xây dựng ít nhất 3.000 điểm sạc và đổi pin công cộng trước tháng 12-2028.
Cũng theo HIDS, để tối ưu hiệu quả và chi phí, hệ thống trạm sạc cần được phân lớp:
Trạm sạc nhanh (>60kW) bố trí tại các bãi đỗ xe lớn, trạm dừng nghỉ liên tỉnh
Trạm đổi pin tốc độ cao (<90 giây) đặt tại các điểm giao hàng lớn
Trạm sạc chậm (3.3kW) ưu tiên lắp đặt tại chung cư, bãi xe dân cư
Trạm tích hợp đa mục tiêu, đặt tại quán cà phê, siêu thị, nhà chờ xe buýt…
Riêng Hà Nội, hiện có khoảng 1.000 trạm sạc (bao gồm cả công cộng và cá nhân), chủ yếu do V-Green phát triển. Tuy nhiên, số trạm công cộng công suất lớn vẫn còn rất hạn chế.
Hiện tại, việc phát triển trạm sạc vẫn thiếu một quy chuẩn thống nhất. Mỗi hãng xe, mỗi nhà đầu tư triển khai theo thiết kế riêng, gây khó khăn trong vận hành đồng bộ. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần học hỏi quy chuẩn sạc từ các quốc gia như Nhật, châu Âu hay Bắc Mỹ, đồng thời xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng phù hợp với hạ tầng và nhu cầu nội địa.
Ông Nguyễn Hữu Phước Nguyên, CEO của Selex Motors, cho biết: “Chúng ta có thể sử dụng một hoặc hai chuẩn sạc chính, nhưng cần có bộ chuyển đổi để tất cả xe đều có thể dùng chung hệ thống.”
Tiến sĩ Nguyễn Phúc Khải (ĐH Bách khoa TP.HCM) kiến nghị: “Ngoài quy chuẩn trạm sạc, cần có chính sách hỗ trợ về giá điện dành riêng cho việc đầu tư và vận hành trạm sạc, như cách Hàn Quốc đã làm rất hiệu quả.”
Các địa phương như TP.HCM, Hà Nội cũng cần công bố danh sách mặt bằng ưu tiên cho trạm sạc, đồng thời cho phép sử dụng các khu vực công cộng như:
Cây xăng cũ
Trung tâm thương mại
Công viên
UBND phường
Chợ, nhà chờ xe buýt...
Đặc biệt, đối với các dự án nhà ở, quy hoạch mới cần yêu cầu tối thiểu 35% chỗ đậu xe phải tích hợp hạ tầng sạc. Chủ đầu tư có thể được giảm 50% tiền sử dụng đất nếu hoàn thiện đúng tiến độ. Đây là giải pháp lâu dài để bảo đảm sẵn hạ tầng khi nhu cầu xe điện tăng mạnh trong vài năm tới.
Việc giảm xe xăng, tăng xe điện là hướng đi tất yếu và được ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, để xu hướng này trở thành hiện thực, điều kiện tiên quyết là phủ sóng trạm sạc và đổi pin điện khắp đô thị, từ nội thành đến vùng ven, từ khu dân cư đến các điểm logistics.
Chỉ khi “ra ngõ là gặp trạm sạc”, người dân mới thật sự sẵn sàng chuyển đổi phương tiện cá nhân theo hướng xanh – sạch – bền vững
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong bất kỳ tổ chức nào, bên cạnh những người trực tiếp "ra trận" tạo nên doanh thu, còn có những "kiến trúc sư thầm lặng" xây dựng nên nền móng vững chắc. Tại Luật Nguyễn, người ta thường nhắc đến những luật sư dày dạn kinh nghiệm, nhưng ít ai biết về Nguyễn Thị Kim Hường – một trong những...