Ngoài ra, các nền tảng phải công khai thông tin chủ sở hữu, người bán; có cơ chế kiểm duyệt và gỡ bỏ nội dung vi phạm; lưu trữ dữ liệu hàng hóa ít nhất một năm và thông tin hợp đồng tối thiểu ba năm. Đối với người livestream, phải có hồ sơ hợp pháp về sản phẩm, cam kết không cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn.
MẠNG XÃ HỘI VÀ LIVESTREAM TRỞ THÀNH ĐIỂM NÓNG
Dự luật cũng gây tranh cãi ở hai nhóm ý kiến:
Nhóm 1: Đề xuất quản lý mạng xã hội có hoạt động TMĐT chặt như sàn TMĐT trung gian.
Nhóm 2: Cho rằng việc này khiên cưỡng, vì mạng xã hội không phải nền tảng thương mại.
Bộ Công Thương khẳng định mạng xã hội đã trở thành kênh bán hàng phổ biến, nhưng chưa chịu nhiều ràng buộc pháp lý, dễ dẫn đến giao dịch không chính thức, ảnh hưởng người tiêu dùng và gây thất thu ngân sách.
Tương tự, bán hàng qua livestream cũng bị lợi dụng để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, trong khi chưa có cơ chế lưu vết, khiến nhà nước khó thu thuế.
TĂNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ ỨNG DỤNG AI GIÁM SÁT
Bộ Công Thương đề nghị tăng trách nhiệm pháp lý cho tất cả các bên: người bán, người livestream và nền tảng. Đồng thời, cơ quan này sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giám sát vi phạm, xử lý tự động, hướng tới mục tiêu mỗi địa phương đều có đầu mối kiểm tra TMĐT.
Dự kiến, Luật TMĐT mới sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 10, khóa XV (năm 2025)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Từ những bước đi đầu tiên, Luật Nguyễn đã không ngừng nỗ lực để trở thành một trong những đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu tại Việt Nam, mang đến các giải pháp toàn diện, chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho hàng ngàn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. LUẬT NGUYỄN - HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG UY TÍN TỪ...