Tại các ngân hàng lớn, tỷ giá USD không có biến động. Cụ thể, ACB niêm yết giá mua vào ở mức 25.940 – 25.970 đồng/USD và bán ra 26.320 đồng. Tương tự, Vietcombank giữ nguyên giá mua vào 25.930 – 25.960 đồng và bán ra 26.320 đồng. Chênh lệch giữa giá mua – bán của các ngân hàng vẫn ở mức 380 đồng.
Trong khi đó, thị trường tự do ghi nhận mức tăng nhẹ của đồng USD. Giá mua vào tăng 5 đồng, đạt 26.370 đồng/USD; giá bán ra lên 26.470 đồng.
Ngược lại với sự ổn định của USD trong nước, nhiều ngoại tệ khác giảm giá. Tại Vietcombank, đồng euro giảm 80 đồng, xuống mức 29.892 – 30.194 đồng mua vào và 31.468 đồng bán ra. Bảng Anh giảm mạnh tới 300 đồng, giao dịch ở mức 34.258 – 34.604 đồng chiều mua, và 35.712 đồng chiều bán. Đồng yen Nhật giảm nhẹ 1,8 đồng, xuống còn 170,63 – 172,36 đồng chiều mua và 181,47 đồng chiều bán.
Trên thị trường quốc tế, chỉ số USD-Index – thước đo sức mạnh đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt – tăng 0,3 điểm lên 97,67. Sự phục hồi này đến từ các tín hiệu tích cực của kinh tế Mỹ, làm dấy lên khả năng Fed sẽ tạm hoãn việc hạ lãi suất thêm trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tiến triển trong các cuộc đàm phán thuế quan cũng giúp thị trường bớt lo ngại, tạo thêm động lực cho USD đi lên.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng do USD-Index có thể ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong vòng một tháng, trong bối cảnh thị trường chờ đợi các thông tin từ cuộc họp chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn vào tuần tới. Trong khi đó, đồng bảng Anh chịu áp lực giảm sau khi số liệu bán lẻ tại Anh gây thất vọng so với kỳ vọng ban đầu
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong hành trình hơn 25 năm phát triển của Luật Nguyễn, bên cạnh những bước tiến mạnh mẽ và thành tựu đáng tự hào, không thể không nhắc đến những con người đã đặt nền móng và gắn bó trọn vẹn với sự nghiệp chung. Luật sư Trần Đình Phúc là một trong số ấy. 1. Người đồng hành từ những ngày đầu...