Cảnh báo thời tiết cực đoan kéo dài 3 tháng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 27.7, nhiều khu vực từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng, Tây Nguyên và Nam bộ có mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa to. Một số điểm ghi nhận lượng mưa lớn như Kỳ Đồng (Hà Tĩnh) đạt 50,8 mm, Phương Thịnh (Đồng Tháp) 42,2 mm, và Giang Thành (An Giang) 41,6 mm. Đồng thời, các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Tuyên Quang và Nghệ An đang đối mặt nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
Trái ngược, miền Bắc xuất hiện nắng nóng cục bộ, với nền nhiệt lên tới 36,7 độ C tại Bắc Mê (Tuyên Quang). TP.HCM và Nam bộ vẫn duy trì trạng thái oi nóng, với nhiệt độ dao động từ 32 - 34 độ C.
Tình hình thời tiết thời gian tới tiếp tục phức tạp. Các đợt mưa lớn sẽ xen kẽ với những ngày nắng nóng tại Bắc bộ và Trung bộ. Dự báo từ nay đến tháng 10, khu vực Biển Đông có thể hứng chịu 7 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Gió mùa tây nam cũng sẽ hoạt động mạnh, gây biển động, sóng lớn, ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.
Mùa nước nổi miền Tây tăng nhanh bất thường
Những trận mưa liên tiếp trong tháng 7 không chỉ tác động đến đất liền mà còn làm gia tăng lượng nước đổ về từ đầu nguồn sông Mê Kông. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam cho biết, mưa lớn do gió mùa tây nam và hoàn lưu bão số 3 khiến lưu lượng nước tại trạm Kratie (Campuchia) tăng nhanh, đẩy nhanh quá trình nước lên ở ĐBSCL.
Mực nước tại Tân Châu, Châu Đốc cũng cao hơn trung bình nhiều năm. Tuy vậy, nước trong đồng nội vùng vẫn ở mức thấp và biến động mạnh do ảnh hưởng của thủy triều. Riêng khu vực ven biển Tây có xu hướng mực nước tăng ổn định.
Dự báo 5 ngày tới, các trạm trên sông Mê Kông sẽ tiếp tục ghi nhận mức nước tăng, kéo theo tình trạng nước lũ ở đầu nguồn ĐBSCL cũng tăng theo. Tuy lượng mưa tại ĐBSCL vẫn ở mức thấp, nhưng thủy triều có khả năng dâng cao trong 1-2 ngày đầu, rồi giảm dần sau đó.
Từ nay đến tháng 9, SIWRP cảnh báo sẽ còn nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông, gây mưa lớn kéo dài, khiến mực nước lũ trên sông Mê Kông và đầu nguồn sông Cửu Long tăng mạnh. Người dân và chính quyền địa phương được khuyến cáo theo dõi sát các bản tin thời tiết và diễn biến lũ để có phương án chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Thời tiết chuyển biến nhanh do rãnh áp thấp và gió mùa mạnh
Trong những ngày tới, nắng nóng có thể xảy ra diện rộng ở miền Bắc từ 29.7 đến 1.8. Từ ngày 31.7, mưa rào và dông cục bộ sẽ xuất hiện vào chiều tối ở vùng núi Bắc bộ.
Từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng, và dọc vùng duyên hải từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa, cũng được dự báo sẽ có nắng nóng diện rộng từ ngày 29.7.
Riêng Nam bộ và Tây Nguyên sẽ có mưa rào và dông rải rác vào chiều và tối, đặc biệt trong khoảng từ 29.7 đến 3.8, một số nơi có khả năng mưa to kèm hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc xoáy, sấm sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ cho biết, hiện tượng rãnh áp thấp đang nối với vùng áp thấp phía tây và có xu hướng mở rộng về phía đông, khiến gió mùa tây nam duy trì cường độ từ trung bình đến mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới suy yếu nhưng từ 31.7 sẽ bắt đầu lấn về phía tây, ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ.
Do đó, trong 3 - 10 ngày tới, khu vực TP.HCM và Nam bộ phổ biến ngày nắng, nhiều mây, chiều tối có mưa rào rải rác. Người dân cần cảnh giác với tình trạng ngập lụt cục bộ ở vùng trũng và sạt lở đất ven sông khi mưa lớn xuất hiện, đồng thời đề phòng các hiện tượng nguy hiểm đi kèm.
Tại TP.HCM, nhiệt độ cao nhất dao động 32 - 34 độ C ở trung tâm thành phố và các khu vực giáp Bình Dương, còn Bà Rịa - Vũng Tàu cũ có mức nhiệt thấp hơn, từ 31 - 32 độ C
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong đội ngũ luật sư kỳ cựu của Luật Nguyễn, có những người đã gắn bó từ thuở mới chập chững vào nghề, mang theo bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát khao cống hiến. Luật sư Nguyễn Thị Hồng Nga là một trong số đó. Từ một cô sinh viên luật thực tập cho đến một luật sư chính thức, chị đã có hơn...